Được đi nhiều nơi, thưởng thức nhiều món ăn của người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng tôi vẫn ấn tượng mãi với món cải khô muối ống lồ ô của người Giẻ Triêng ở thôn Nông Nội,...
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, già làng A Lăng Đàn, sinh năm 1946, người dân tộc Cơ Tu, trú tại thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, vận động nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, xây dựng cuộc sống mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số...
Đi qua 68 mùa rẫy, sức khỏe đã yếu đi, nhưng nghệ nhân Đinh Bi ở làng Kgiang, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai vẫn giữ trọn tình yêu với nghề đan lát và đánh chiêng truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na.
Huyện miền núi Tri Tôn, tỉnh An Giang là nơi sinh sống của nhiều đồng bào dân tộc Khmer. Ngoài đặc sản là cây thốt nốt, đồng bào ở đây cũng trồng rất nhiều me chua. Tận dụng nguồn me chua sẵn có tại địa phương, anh Chau Si Tha đã nghiên cứu, phát triển sản phẩm “Me chua tách vỏ Ori”.
Dưới bàn tay khéo léo của mình, anh Hồ Văn Giỏi (thôn Trăng - Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) đã biến những ống tre trở thành sản phẩm mỹ nghệ như hộp bút, hộp đựng tăm, hương, cốc uống nước… Các sản phẩm này đã có mặt tại nhiều thành phố lớn, thậm chí xuất khẩu ra nước ngoài và quan trọng hơn cả là mang lại cơm áo hằng ngày cho đồng bào Vân Kiều nơi biên giới...
Với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, vùng đồng bào dân tộc Khmer đã có những bước tiến rõ rệt, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế- văn hóa- xã hội, y tế, giáo dục, an ninh- quốc phòng. Hơn 1,3 triệu đồng bào Khmer vẫn đang nỗ lực, cống hiến trí lực, đồng hành cùng 54 dân tộc anh em xây dựng và phát triển đất nước.