Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407 |

Cuộc sống của bộ tộc ở vùng lạnh giá của Nga

Biên phòng - Bộ tộc Chukchilà bộ tộc bản địa ở bản đảo Chukotka, vùng Đông Bắc lạnh giá của nước Nga.

Phụ nữ bộ tộc Chukchi trong trang phục truyền thống. Ảnh: INEWS

Chukchiđược chia thành 2 nhóm bộ lạc riêng biệt: Nhóm chăn gia súc và di cư qua các vùng lãnh nguyên và nhóm định cư trên các bờ biển, kiếm sống bằng săn bắt hải cẩu và cá. Với dân số hiện nay khoảng 15.000 người, bộ tộc Chukchik đang đứng trước những thách thức của thời gian trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa.

Theo các tài liệu nghiên cứu ghi nhận, 2 nhóm thuộc bộ tộc Chukchi đã xuất hiện tại bán đảo Chukotka lừ những năm 1640. Đến thế kỳ XVII và XVIII, người Chukchi bắt đầu xâm nhập vào khu vực người Eskimo sinh sống trên bán đáo.

Đến thế kỷ XIX, một số người Chukchi vượt sông Kolyma và bắt đầu định cư ớ thành phổ Yakutia (vùng Siberia, Nga). Trong những nâm 1920, chính qưyền Cộng hòa Liên bang Xô Viết đã cung cấp công ăn việc làm, lương thực, nhà cửa, trạm xá và trường học để người Chukchi thiết lập các khu định cư lâu dài ở Chukotka. Sau khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1991, nền kinh tế làng xã ở Chukotka cũng bị ảnh hưởng. Nhiều người Chukchi đã rời làng quê để học tập và trớ thành những chính trị gia, giáo viên, bác sĩ, nhà văn...

Về phong cách sống, nhóm người Chukchi trong đất liền sống theo truyền thống chăn nuôi tuần lộc và dựng các ngôi lều hình nón bằng da tuần lộc. Nhóm sống gần bờ biển thường săn hải cẩu, cá voi và hải mã; đồng thời, câu cá trên băng. Cả hai nhóm đều dùng thuyền da và xe truợt tuyết để di chuyển trên sông và trên băng. Trong cuộc sống hiện đại, nhiều người Chukchi vẫn sử dụng các phương tiện truyền thống để di chuyển.

Theo truyền thống, người Chukchi quan niệm không bao giờ tách rời khỏi tự nhiên. Mối liên kết không thể phá vỡ với thế giới tự nhiên được tìm thấy trong văn hóa dân gian Chukchi. Quan niệm của người Chukchi được truyền tải qua các câu chuyện dân gian về động vật và con người. Ví dụ như câu chuyện về tuần lộc hy sinh để nhân loại sống sót hoặc câu chuyện về một con người cứu sống 2 chú chó con đang hấp hối.

Thông qua vân hóa dân gian, những loài muông thú được nhân cách hóa thành những nhân vật đầy màu sắc và trở thành một phần niềm tin trong tín ngưỡng của người Chukchi. Các câu chuyện dân gian được lưu truyền bằng miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác qua những những người lớn tuổi trong bộ tộc.

Người Chukchi thường sống cùng đại gia đinh nhiều thế hệ. Hôn nhân của người Chukchi được sắp đặt sẵn. Các chàng rể pảái sống trong nhà của bố mẹ vợ và hỗ trợ công việc săn bắn trong một năm để chứng minh sức khỏe và tài năng của mình. Người Chukchi được coi là những nghệ sĩ dân gian lành nghề và tài năng với nghệ thuật điêu khắc trên xương, da hải cẩu và dệt túi từ sợi lông tuần lộc. Những chiếc ngà hải cẩu được khắc tinh tế thể hiện cảnh vật trong những câu chuyện dân gian.

Xương động vật là vật liệu chủ yếu để người Chukchi điêu khắc thành các bức tượng và vật dụng gia đình như dao, cốc và đồ trang trí. Vào thế kỷ XIX, ngưởi Chukchi mới bắt đầu lối kể chuyện thông qua hoạt động khắc trên xương. Từng chi tiết trong các câu chuyện dân gian được khắc họa khéo léo trên những chiếc ngà và trở thành một hình thức nghệ thuật độc đáo.

Giống như nhiều bộ tộc khác, ngưởi Chukchi cũng có một số ngày lễ kỷ niệm và nghi lễ. Tháng 8 hằng năm, người Chukchi thường dành ra 3 ngày để tôn vinh tuần lộc. Trong 3 ngày này, người Chukchi thay nhau đánh trống tròn không ngừng nghỉ. Vào tháng 3, bộ tộc Chukchi kỷ niệm ngày mặt trời, còn tháng 6 là để kỷ niệm ngày của hải cẩu.

Các lễ kỷ niêm và nghi lễ đều được đi kèm hoạt động nhảy múa và ca hát để cho thấy sự đoàn kết của bộ tộc. Với sự cống hiến cho nghi lễ, nghệ thuật dân gian, người Chukchi đã và đang tạo ra nền di sản đặc sắc được thế giới công nhận

Thu Minh


top