Đường dây nóng: 0912011882 - (024) 39364407 |

Cuộc sống của bộ tộc đông đân nhất châu Phi

Biên phòng - Với dân số khoảng 40 triệu người, bộ tộc Fulani là nhóm dân tộc du mục lớn nhất thế giới, sống tập trung tại khu vực châu Phi. Tại Ganbia, Fulani là nhóm dân tộc lớn thứ 2, chiếm 18% dân số nước này. Người Fulani có nguồn gốc từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên với nghệ thuật điêu khắc có truyền thống lâu đời ở Tây Phi.

Đàn ông Fulani mặc trang phục truyền thống. Ảnh: CULTURE

Người Fulanidi cư tới Gambia từ những năm 1800 sau khi đã du mục qua Senegal, Guinea và Malitheo tuyến đường sa mạc Sahara. Một số nhà sử học cho rằng, nhóm bộ tộc FulaToro ở phía Đông Bắc Senegal là tổ tiên của người Fulani ở châu Phi. Một số tài liệu khác ghi nhận, người Fulani di cư từ Trung Đông và Nam Âu tới châu Phi. Vào khoảng năm 1512, thủ lĩnh của bộ lộc Fulani là Koli Tangell đã giành được quyền lực chỉ huy trong cộng đồng và thành lập thủ phủ Sila (là đất nước Senegal ngày nay). Trong thời gian trị vì, thủ lĩnh Koli Tangell thiết lập thêm lãnh thổ khắp từ Senegal cho tới Guinea. Sau đó, một nhóm người thuộc bộ tộc Fulani ở Senegal đã di cư vùng Buroko, phía Đông Gambia và thành tập một vương quốc mới.

Khu vực người Fulani sinh sống là một vùng đầm lầy với thảm thực vật tươi tốt. Các khu vực thượng nguồn sông có các loài động vật như khỉ, hà mã và linh dương. Mặc dù người Fulani tại Gambia có nền văn hóa hỗn hợp, nhưng phần lớn vẫn thực hành các phong tục và truyền thống gốc của người Fulani.

Cuộc sống của người Fulani tập trung quanh các đàn gia súc; ngũ cốc và sữa là thức ăn chủ yếu của người Fulani. Chỉ các sự kiện quan trọng như lễ đặt tên hoặc sinh con trai đầu lòng, người Fuiani mới chế biến các món ăn từ thịt bò. Các loài vật như lừa, gà và chó được nuôi trong các trang trại.

Các làng (tên gọi là Wuro) là khu vực trung tâm của xã hội người Fulani. Đây là khu vực phụ nữ Fulani làm hầu hết các công việc như chuẩn bị bữa ăn tối, nhặt các cành cây và cỏ để dựng lều, vắt sữa bò, làm bơ và các công việc vặt khác. Đàn ông Fulani thường làm các việc chăn nuôi gia súc và tìm nguồn nước để đào giếng. Các chàng trai trẻ Fulani trên 15 tuổi thường đi theo cha của họ để học hỏi công việc. Ở tuổi 15, thanh niên Fulani đã bắt đầu sống tự lập trong các túp lều do mình dựng lên. Người Fulani thường tô điểm trang phục truyền thống có màu sắc nổi bật với đồ trang sức và khăn trùm đầu cũng như các hình săm (tên gọihenna). Phụ nữ Fulani là những thợ thủ công lành nghề với các sản phẩm đồ gốm, hàng dệt, hình thêu sắc nét.

Trong cộng đồng người Fulani, ngôi làng được coi là nơi chứa đầy các quy tắc và nghĩa vụ mà cộng đồng cần tuân theo. Chỉ một số người Fulanitheo Kitô giáo, còn lại phần lớn ngườiFulani theo đạo Hồi và tuân theo những nguyên tắc đạo đức trong xã hội. Người Fulani thường xuyên cầu nguyện và tuân theo những nguyên tắc có tên gọi “Pulaakuu” bao gồm truyền thụ cho các thế hệ mới về ngôn ngữ, lịch sử và 4 nguyên lý của người Fulani (là chăm chỉ, hiếu khách, khiêm tốn và kỷ luật). Người Fulai được cho là nhóm bộ tộc đầu tiên ở Tây Phi theo đạo Hồi và giúp truyền bá đức tin Hồi giáo trong khu vực,

Bộ tộc Fulani là nhóm dân tộc du mục với truyền thống chăn dê và cừu. Ngày nay, một số người Fulani vẫn giữ các tập quán truyền thống của họ, còn lại, nhiều người đã tham gia các hình thức thương mại và kinh doanh khác. Sở dĩ, phần lớn người Fulani từ bỏ nghề chăn nuôi truyền thống vì hạn hán và diện tích đồng cỏ dần biến mất do quá trình đô thị hóa.

Thu Minh


top